iColor Branding
#
Vi - Đại sứ thương hiệu iColor Branding

Hành trình
10 năm đổi mới

Việt Nam - Vision - Victory

Được tạo ra bởi đội ngũ nhân sự iColor Branding.
Vi là một chú Robot đại diện cho trí tuệ, tốt bụng, tinh thần phụng sự và giúp đỡ cộng đồng của iColor

Thương hiệu và sự thành công

Nhắc đến thương hiệu (trade-mark), người ta không thể không nhắc đến cái tên Interbrand: tập đoàn định giá và tư vấn thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Theo Interbrand, thương hiệu không phải là sản phẩm nhưng thương hiệu là một điểm nhấn để sản phẩm thành công. Vậy một thương hiệu như thế nào sẽ giúp sản phẩm dễ thành công?

Một trong những việc làm đầu tiên của một DN, đó là đặt tên cho sản phẩm của mình. Cái tên đó chính là thương hiệu (TH) của sản phẩm trong tương lai. TH là một định dạng giúp cho người mua biết và nhớ về sản phẩm của DN. Trong quá trình hình thành và phát triển DN, khi sản phẩm được nhiều người chấp nhận cũng là khi TH trở nên có một giá trị nhất định.
Không chỉ là cái tên
Trong quá trình toàn cầu hoá, TH ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng và được nhiều DN chú trọng. Cũng từ đó mà giá trị của TH ngày càng lớn hơn. Theo Interbrand, TH của hãng nước giải khát Coca-Cola có giá 69,64 tỷ USD, tập đoàn phần mềm máy tính Microsoft có giá 64,09 tỷ USD, Cty điện thoại Nokia có giá 29,97 tỷ USD. Đó là một trong số những TH đắt giá bậc nhất thế giới.
Người ta đã nghiên cứu và cho thấy: “Cái giá của TH Nike chiếm tới 70% giá trị sản phẩm của Nike”. Có nghĩa là nếu như đôi giày của Nike ta mua với giá 100 USD thì giá thực của nó chỉ là 30 USD còn 70 USD còn lại đập vào “phí” TH. TH đôi khi cũng được rao bán. Một trong những vụ buôn bán TH nổi tiếng mang tên Apple. Chúng ta biết rằng khi Paul Allan tách khỏi tập đoàn Microsoft và thành lập công ty phần mềm, ông rất thích TH Apple với hình một quả táo mọng đỏ ấn tượng. Thế nhưng trớ trêu là TH Apple trước đó đã thuộc về hãng Apple Record của ban nhạc tứ quái huyền thoại lừng danh The Beatles. Paul quyết định mua lại TH Apple. Và cái giá phải trả cho 5 chữ cái đó là 43 nghìn USD. Nhưng đó có thể coi là một cái giá hời vì ngày nay nếu ai muốn sở hữu cái tên Apple của Apple Computer, Inc thì họ sẽ phải chi ra khoảng 5,3 tỷ USD.
Hãy chọn lấy một TH khoa học
Những Cty khôn ngoan đã tìm mọi cách rút gọn TH ban đầu của mình để dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng hơn. Một trong những cái tên được rút gọn là Bayerische Motoren Werke. Bạn có biết TH này không? Đó chính là “tên cúng cơm” của hãng ôtô BMW nổi tiếng đó. Một TH hay cũng là một TH phải đọc được với mọi thứ tiếng mà không bị biến dạng. Những cái tên như Volkwagen (Đức), L’Oreal (Pháp) là những TH nổi tiếng nhưng không khoa học vì khi đọc ở những ngôn ngữ khác nhau, chúng bị biến âm. TH mang tầm quốc tế cũng không nên gắn với một địa phương nào cả. Cái tên như The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limited nếu chỉ phát triển cấp độ quốc gia sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng khi bước ra thương trường quốc tế, nó sẽ dễ bị người sử dụng ngộ nhận rằng ngân hàng này chỉ làm tốt ở Hongkong và Thượng Hải mà thôi. Và cái tên HSBC được ngân hàng này sử dụng một cách hiệu quả. Vậy TH thế nào được coi là khoa học? Theo The Business Week, đó là TH của công ty Sony (được định giá khoảng 14 tỷ USD). Nó dễ nhớ, ngắn gọn, có thể nói được bằng tất cả các thứ ngôn ngữ mà không bị biến âm gây nhầm lẫn. Tại Việt Nam, những TH như Lioa hay Biti’s cũng là những TH hay, mang tính khoa học cao.
TH sẽ gắn với cả cuộc đời của một sản phẩm. Nó được gây dựng không phải chỉ một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình vươn lên, tồn tại và tự khẳng định cả một sản phẩm. Khi thế giới trở thành một ngôi làng lớn (Global Village), thì một TH mang tính khoa học cao là một điều mà các nhà DN cần phải quan tâm.
Theo DDDN