iColor Branding
#
Vi - Đại sứ thương hiệu iColor Branding

Hành trình
10 năm đổi mới

Việt Nam - Vision - Victory

Được tạo ra bởi đội ngũ nhân sự iColor Branding.
Vi là một chú Robot đại diện cho trí tuệ, tốt bụng, tinh thần phụng sự và giúp đỡ cộng đồng của iColor

Nguồn gốc cái tên Sony

Phù hiệu công ty và nhãn mác sản phẩm phải đạt được 4 yêu cầu:
Viết ra đơn giản
Đọc lên thuận miệng
Kêu
Thông dụng lại có ý nghĩa cát lợi
Năm 1953, Sakasofu đến nước Mỹ khảo sát thị trường máy ghi âm, phát hiện cái tên “Đông kinh thông tin công nghiệp chu thức xã hội” của mình, nghe dở quá, không ai nhớ được, đến cái tên gọi tắt “Đông thông công” cũng rất ít người đọc lên. Điều ấy nhắc nhở ông ta, cái tên ấy không thể không đổi, để làm sao cho nổi rõ cái tên công ty và nhãn mác sản phẩm, chỉ cần ba bốn chữ cái, mà mọi nơi trên thế giới điều hiểu được, dùng ngôn ngữ gì phát âm cũng giống nhau mà lại kêu. Không biết ông đã tốn bao nhiêu thời gian, vắt óc suy nghĩ, tìm hàng ngàn cái tên nhưng vẫn cảm thấy chưa ưng ý. Một hôm ông ta tình cờ lật đến một trang chữ La Tinh có tên “Sonic” – “Sóng âm thanh”. Cái tên này rất phù hợp với chức năng sản phẩm của ông. Ông vô cùng vui sướng, thuận tay tìm thêm thấy “Sonny-boy” – “Đứa con trai thông minh”; Sonny – “Mặt trời đẹp”, ông ta cảm thấy từ Sonny là tuyệt đẹp, tượng trưng cho đứa bé từ lều cỏ mới sinh ra. Đáng tiếc, từ Sonny phiên âm sang tiếng Nhật (Sohn-nee) mang ý lỗ vốn, như vậy sẽ không có lợi cho công ty.
Bỗng một hôm Sakasofu chợt nghĩ sao không bỏ bớt đi một chữ cái, dứt khoát gọi là Sony. Do đó “Đông kinh thông tin công nghiệp chu thức xã hội” được đổi thành Sony, sản phẩm của công ty đều được gọi là Sony. Nó do 4 chữ La Tinh ghép thành, cách đọc của các loại ngôn ngữ đều như nhau, chẳng khó khăn gì, chỉ là hàm nghĩa đặc biệt về sản phẩm của công ty mà toàn thế giới đều nhận biết.
Từ năm 1957, chiếc máy ghi âm bán dẫn loại nhỏ đầu tiên mang nhãn hiệu Sony đã ra đời, gây được ấn tượng mạnh mẽ trên thế giớI như kỹ thuật cao, chất lượng cao. Ít lâu sau sân bay Quốc tế Tokyo đã dựng lên tấm biển quảng cáo Sony đầu tiên, rồi ở khu ngân hàng náo nhiệt dựng lên tấm biển quảng cáo thứ 2. Đến nay những tấm biển quảng cáo của Sony đã có mặt ở 170 nước và khu vực trên thế giới.
Giữa lúc nhãn hiệu Sony đang sáng rực, một công ty lớn của nước Mỹ đã đặt mua của công ty 10 vạn máy thu thanh điện tử, doanh số sản xuất lô hàng này vượt quá tổng số vốn lúc bấy giờ của Sony, lợi nhuận thu về đáng kể nhưng kèm theo điều kiện không được dùng nhãn hiệu Sony mà dùng một nhãn hiệu khác của công ty ở nước Mỹ. Sakasofu không chấp nhận, ông nói với ngườI Mỹ rằng: “50 năm trước, nhãn hiệu của các ông cũng như của chúng tôi đều không nổi danh. Bây giờ tôi đem sản phẩm của chúng tôi đến nước Mỹ là để công ty Sony tiến nhanh về 50 năm sau. Tôi bảo đảm với ông rằng, 50 năm sau, công ty Sony của chúng tôi sẽ nổi danh hơn công ty của các ông”. Trên thực tế, chỉ sau 30 năm, cái tên Sony đã lừng danh trên toàn thế giới.
(Theo Tầm nhìn)