iColor Branding
#
Vi - Đại sứ thương hiệu iColor Branding

Hành trình
10 năm đổi mới

Việt Nam - Vision - Victory

Được tạo ra bởi đội ngũ nhân sự iColor Branding.
Vi là một chú Robot đại diện cho trí tuệ, tốt bụng, tinh thần phụng sự và giúp đỡ cộng đồng của iColor

Muôn kiểu thiết kế logo mới của năm 2012

Muôn kiểu thiết kế logo mới của năm 2012
Năm 2007 đánh dấu sự xuất hiện phổ biến của các kiểu đồ họa có hiệu ứng “bóc, dán”. Xuất phát từ những mác thiết kế được dán trên các bao bì, các thiết bị – đi liền với dòng chữ “Hoàn toàn mới” hay “Cải tiến”… Chúng xuất hiện hiện đơn giản là hình tròn với thiết kế nghèo nàn.

Mọc lên – Srout


Định hướng thiết kế bền vững là một chủ đề dài hơi, và các nhà thiết kế tiếp tục gieo thêm các mầm mống mới – mặc dù sự thu hoạch từ những giống cũ vẫn có kết quả tốt. Giải pháp của xu hướng này là những sắc xanh lá, kết quả của những hạt giống được trồng, nảy những mầm xanh trên mặt đất.
Mầm xanh là dấu hiệu của một chu kỳ mới trong của cuộc sống. Hình xoắn ốc là dấu hiệu tuyệt vời của sự tăng trưởng; Tất nhiên lúc này khó mà có được một bông hoa, đơn giản là sự bắt đầu của cuộc sống mới.
 

Bóc – Peel


Năm 2007 đánh dấu sự xuất hiện phổ biến của các kiểu đồ họa có hiệu ứng “bóc, dán”. Xuất phát từ những mác thiết kế được dán trên các bao bì, các thiết bị – đi liền với dòng chữ “Hoàn toàn mới” hay “Cải tiến”… Chúng xuất hiện hiện đơn giản là hình tròn với thiết kế nghèo nàn.
Những kiểu này đạt tới độ bão hòa vào năm 2010. Nhưng lúc này đây, với những hiệu ứng mới, chúng đem lại những cảm giác tái sinh, hoặc tiết lộ một phần những gì xảy ra phía sau.
Dc comics là một ví dụ tiêu biểu của phong cách này, biểu trưng với nhiều giải pháp được bóc tách một phần tiết lộ những câu truyện hẫp dẫn phía sau.
 

Hình cầu có chạm khắc – Sphere Carving


Hãy tưởng tượng bạn được đề nghị thiết kế một biểu trưng và bên cạnh đó, các công cụ bạn có là dụng cụ khắc. Một số biểu trưng trên khiến tôi liên tưởng tới những hình khắc trên ngà voi được tạo ra ở Trung Quốc.
Ở đây chúng ta có các hình cầu được chạm khắc tỉ mỉ, tạo ra các quả cầu lồng ghép vào nhau. Đây là ý tưởng của việc tạo một quả cầu với những vùng sáng, tối và các chi tiết để tạo ra những cấp bậc về ý nghĩa.
Điều này có thể là một hình dạng chữ hoặc một hình dạng trong một quá trình hay thậm chí là một cách phối màu trên bề mặt để tạo năng lượng cho nhận diện mới.
Người tiêu dùng sẵn sàng có những liên tưởng cho hình cầu, và cho dù họ tưởng tượng nó là “toàn cầu – global” hay “tự có – self-contained” hoặc “chính xác – precise”.
Họ hiểu thông điệp của biểu trưng được tạo bởi những gì không hiện hữu, chứ không phải là những gì được thêm vào.
 

Ứng dụng – Apps


Thiết bị di động và những ngôn ngữ hình ảnh của ứng dụng có thể có tác động to lớn lên việc chúng ta sẽ thiết kế nhận diện như thế nào trong thập kỷ tới. Chúng ta đang ở giữa những khác biệt của biểu trưng, biểu tượng, symbols, favicon và những biểu tượng của ứng dụng (app button) bắt đầu xuất hiện.
Các yếu tố luôn có sự liên kết, nhưng kết quả của sự kết hợp giữa chúng sẽ là những loại mới không nằm trong những định nghĩa về thương hiệu thông thường. Các biểu tượng ứng dụng có phải là các biểu trưng (logo)?
Các nhà thiết kế đã có những nhiệm vụ của việc tao ra một biểu tượng sống trong thế giới ảo. Nếu nhãn hiệu chủ yếu sống trên danh sách của một thiết bị di động, bạn có thiết kế một biểu trưng và đặt nó như một biểu tượng dành cho ứng dụng, để tích hợp một lúc hai thiết kế ngay từ lúc bắt đầu?
Nó có bắt buộc phải sử dụng những kiểu bóng nổi của một nút 3 chiều như các biểu tượng ứng dụng, và nếu bạn làm như vậy, những hiệu ứng thực tế của biểu trưng hay cách nó xuất hiện ở nơi khác sẽ thế nào?
Chúng ta vẫn cần chờ đợi nhiều biểu trưng mang dáng vẻ của biểu tượng ứng dụng xuất hiện ngoài đời thực.
 

Lót đá – Tessellation


Là người theo dõi những báo cáo, chúng tôi thấy nhiều sự tương đồng giữa các biểu trưng với các biểu trưng Bucky và Pixels từ hai năm trước. Chúng là một ví dụ hoàn hảo của việc đánh giá sự tiến triển của một xu hướng, khi các nhà thiết kế không ngừng cải thiện, đóng góp chất xám cho nó.
Ở đây, nhiều hình học được tập hợp trong một chuỗi để bao bọc một khu vực với các hình lập lại. Thường thì các thành phần các nhân tố chia sẻ một bảng màu thông thường và xuất hiện những hiệu ứng chồng chéo (overlap) và bóng mờ (transparency).
Chất liệu Mosaic tạo ra từ những dao động phức tạp thành những giải pháp vô cùng đơn giản, được tạo từ số lượng nhỏ của các yếu tố.
Bên cạnh vẻ đẹp nổi bật của chúng, những biểu trưng này biểu đạt khái niệm về một sức mạnh được tạo ra từ nhiều yếu tố. Nó thể hiện sự khoa học của toán học và cung cấp, đảm bạo sự chính xác.

Vòng xoắn – Arc Twists


Hình học thường được sử dụng như sự đơn giản, hình tròn, tam giác và hình vuông. Đã xuất hiện nhiều hơn hình dạng kỳ quặc, nhưng tôi chắc chắn chúng không nhiều hơn đầu ngón tay.
Không có bóng mờ, hay phân cấp, điều này xuất hiện sự thách thức trong hình dạng để tái tạo hình ảnh hai chiều. Các kỹ thuật trong thiết kế biểu trưng đã tạo thêm ra những thách thức về hình dạng, thêm vào vốn từ vựng về hình ảnh vốn đã vô cùng phức tạp của chúng ta.
Các hình dạng có thể xuất hiện khi một đối tượng chuyển động vòng tròn theo một chu kỳ, tạo ra sự thay đổi năng động. Vòng xoắn cũng đem lại một cảm giác linh hoạt và bước qua những trang mới.
 

Họ hàng – Cousin Series


Trong báo cáo năm 2011 chúng tôi đã lưu ý về xu hướng thiết kế loạt biểu trưng. Và chúng là các nhãn hiệu có “họ hàng” với nhau trong một ý tưởng tổng thể.
Năm nay, chúng ta tiếp tục nhìn thấy sự gia tăng, nhưng với các biến đổi trên bề mặt hoặc kỹ thuật sử dụng để soạn ra các biểu trưng.
Tất cả thành viên vẫn trong một gia đình, nhưng các biến thể của chúng không giống như anh em ruột (giữ nhiều điểm chung) mà giống như có họ hàng.
Theo idesign